Các loại sinh sản vô tính Sinh_sản_vô_tính

Sinh sản phân tách

Bài chi tiết: Sinh sản phân tách

Một hình thức quan trọng của sinh sản phân tách là sinh sản phân đôi. Trong sinh sản phân đôi, cơ thể mẹ được thay thế bằng hai cơ thể con (giống cái). Các sinh vật, bao gồm cả sinh vật nhân sơ (vi khuẩn cổ và vi khuẩn) và sinh vật nhân chuẩn (sinh vật nguyên sinhnấm đơn bào) đều sinh sản vô tính qua hình thức phân đôi; đa phần trong số chúng cũng có thể sinh sản hữu tính.

Một hình thức sinh sản phân tách khác là đa phân. Sinh sản đa phân ở mức độ tế bào xảy ra ở (sinh vật nguyên sinh, ví dụ: trùng bào tửtảo. Phần nhân của tế bào mẹ phân chia vài lần bằng sự nguyên phân, tạo ra vài nhân con. Tế bào chất sau đó tách ra, tạo thành nhiều tế bào con.[6][7][8]

Trong nhóm Apicomplexa thì sự sinh sản đa phân, hay còn gọi là schizogony, được thể hiện qua các giai đoạn: merogony (sự phát triển đoạn trứng), sporogony (sự tạo thoi trùng) và gametogony (sự tạo hợp tử). Giai đoạn merogony sẽ cho ra các merozoite, là những tế bào con bắt nguồn từ trong cùng một màng tế bào.[9][10] Giai đoạn sporogony sẽ cho ra các sporozoite, và giai đoạn gametogony sẽ cho ra các microgamete.

Sinh sản mọc chồi

Bài chi tiết: Sinh sản mọc chồi

Một vài tế bào phân chia bằng cách đâm chồi (ví dụ như men bánh mì), tạo thành dạng tế bào gồm cả "mẹ" và "con". Cơ thể con thì nhỏ hơn cơ thể mẹ. Sinh sản mọc chồi cũng được biết ở mức độ đa bào. Ví dụ như loài thủy tức. Chồi sẽ phát triển thành một cơ thể trưởng thành và cuối cùng tách ra khỏi cơ thể mẹ.

Sinh sản mọc chồi bên trong hay còn gọi là Endodyogeny là một quá trình của sinh sản vô tính, phù hợp với các loài ký sinh chẳng hạn như Toxoplasma gondii. Nó có liên quan đến một quá trình bất thường là hai tế bào con được tạo ra ngay bên trong tế bào mẹ, và tế bào con sẽ "tiêu thụ" tế bào mẹ trước khi chúng tách ra.[11]

Endopolygeny là sự phân chia thành vài cơ thể trong một lần của sinh sản mọc chồi bên trong.[11] Sinh sản mọc chồi (bên trong hoặc bên ngoài) cũng hiện diện trong các loài sâu như Taenia (sán sơ mít) hay Echinococci.

Sinh sản sinh dưỡng

Bài chi tiết: Sinh sản sinh dưỡng
Ảnh chụp gần một cây Bryophyllum daigremontianum

Sự phát sinh bào tử

Bài chi tiết: Sự phát sinh bào tử

Nhiều sinh vật đa bào hình thành bào tử trong suốt vòng đời sinh học của chúng, trong một quá trình gọi là sự phát sinh bào tử. Những trường hợp ngoại lệ là động vật và vài sinh vật nguyên sinh, mà phải trải qua sự giảm phân ngay sau khi thụ tinh. Trái lại, thực vật và nhiều loại tảo trải qua quá trình giảm phân tạo bào tử và sẽ dẫn đến sự hình thành những bào tử đơn bội hơn là giao tử. Những bào từ này phát triển thành các cá thể đa bào (trong thực vật gọi là thể giao tử) mà không có hiện tượng thụ tinh. Những cá thể đơn bội này sẽ phát sinh thành giao tử thông qua nguyên phân. Do đó giảm phân và sự hình thành giao tử xảy ra ở những thế hệ riêng biệt hoặc những "giai đoạn" nào đó trong vòng đời, có liên quan đến sự luân phiên giữa các thế hệ. Vì sinh sản hữu tính thường được định nghĩa trong phương diện hẹp hơn do sự hợp nhất các giao tử (sự thụ tinh), sự hình thành bào tử trong thực vật thể bào tử hay tảo có thể được xem như một hình thức sinh sản vô tính (agamogenesis) dù rằng nó là kết quả của sự giảm phân và trải qua việc giảm số bộ nhiễm sắc thể. Tuy nhiên, cả hai hiện tượng (sự hình thành bào tử và sự thụ tinh) đều cần thiết để hoàn tất quá trình sinh sản hữu tính trong vòng đời của thực vật.

Nấm và vài loại tảo cũng có thể sử dụng hình thức sinh sản vô tính thật bằng cách hình thành bào tử, liên quan đến quá trình nguyên phân dẫn đến sự sinh sản các tế bào gọi là mitospore, mà sẽ phát triển thành những các thể mới sau khi phân tán. Hình thức sinh sản này được tìm thấy ở các loài nấm có bào tử hạt đính và tảo đỏ Polysiphonia, và liên quan đến sự phát sinh bào tử mà không giảm phân. Do đó, số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào của bào tử sẽ giống như ở tế bào mẹ. Tuy nhiên, sự phát sinh bào tử qua nguyên phân là một ngoại lệ và hầu hết các bào tử, chẳng hạn như của các loài thực vật, hầu hết là các loài nấm Basidiomycota, và nhiều loại tảo, được tạo ra bằng hình thức giảm phân.

Một hình thức sinh sản khác giống như đa phân, phổ biến trong động vật nguyên sinh, mà trong đó cơ thể sinh vật sẽ tách thành vài mảnh hoặc bào tử, và cuối cùng sẽ phát triển thành một cơ thể giống như cơ thể mẹ. Hình thức sinh sản của tế bào hay bào tử ấy giống như là sự phát triển của trực khuẩn.

Sự phân mảnh

Bài viết chính: Sự phân mảnh (sinh học)

Sự phân mảnh là hình thức sinh sản vô tính khi mà một cơ thể mới phát triển từ một mảnh của cơ thể mẹ. Mỗi mảnh sẽ phát triển thành một cá thể trưởng thành đầy đủ. Sự phân mảnh thường thấy ở các sinh vật như động vật (như giun đốt, turbellaria, và sao biển), các loài nấm, thực vật. Vài loài thực vật có cấu trúc đặc biệt để sinh sản bằng cách phân mảnh. Hầu hết các loài địa y, là một liên kết cộng sinh của nấm và các vi khuẩn hay tảo có khả năng quang hợp, sinh sản bằng cách phân mảnh để đảm bảo rằng các cá thể mới đều mang tính cộng sinh. Những mảnh này có thể mang hình dạng như soredia, là các cấu tử như bụi có chứa đoạn nối của nấm bao quanh tế bào quang hợp.

Sự phân mảnh vô tính trong các sinh vật đa bào hay cụm là hình thức sinh sản vô tính khi mà một cơ thể tách ra thành các mảnh. Mỗi mảnh này sẽ phát triển đầy đủ thành các cá thể trưởng thành và là bản sao của cơ thể chính. Ở các loài động vật da gai, hình thức sinh sản này còn được gọi là sinh sản kiểu phân cắt (fissiparity).[12]

Agamogenesis

Agamogenesis là bất kỳ hình thức sinh sản nào mà không liên quan đến giao tử đực. Các ví dụ là trinh sản (parthenogenesis) and sự tiếp hợp vô tính (apomixis).

Trinh sản (parthenogenesis)

Bài viết chính: Trinh sản

Trinh sản là một hình thức sinh sản vô tính (agamogenesis) trong đó một quả trứng chưa được thụ tinh sẽ phát triển thành một cá thể mới. Trinh sản xảy ra tự nhiên ở nhiều loài thực vật, động vật không xương sống (ví dụ như bọ chét nước, luân trùng, rệp, bọ que, vài loài kiến, ong và ong bắp cày ký sinh), và động vật có xương sống (ví dụ như một số loài bò sát, lưỡng cư, các loài chim hiếm). Ở thực vật, sự tiếp hợp vô tính (apomixis) có thể có hoặc không liên quan đến trinh sản.

Apomixis và Nucellar embryony

Bài viết chính: ApomixisNucellar embryony

Sự tiếp hợp vô tính (Apoximis) ở thực vật là sự hình thành thể bào tử mà không qua thụ tinh. Điều này rất quan trọng ở dương xỉ và các loài thực vật có hoa, nhưng rất hiếm ở các loài thực vật tạo hạt. Ở các loài thực vật có hoa, thuật ngữ "apoximis" hiện nay thường được dùng cho agamospermy, sự hình thành hạt mà không qua thụ tinh; nhưng nó đã từng được sử dụng để bao gồm cả sinh sản sinh dưỡng. Một ví dụ là cây bồ công anh châu Âu tam bội. Apomixis chủ yếu xảy ra ở hai dạng. Trong thể giao tử apomixis, phôi phát triển từ trứng chưa thụ tinh bên trong một túi phôi lưỡng bội được tạo thành mà không qua giảm phân hoàn toàn. Còn ở sự phát triển phôi tâm (Nucellar embryony), phôi được hình thành từ mô của phôi tâm lưỡng bội xung quanh túi phôi. Nucellar embryony xảy ra ở vài loại hạt của thực vật chi Cam chanh. Apomixis ở giống đực cũng có thể xảy ra ở vài trường hợp khá hiếm, chẳng hạn như cây bách ở Sahara "Cupressus dupreziana", khi mà vật chất di truyền của phôi chuyển hóa hoàn toàn từ hạt phấn. Thuật ngữ "apomixis" cũng được dùng cho sinh sản vô tính ở vài loài động vật, đặc biệt là bọ chét nước Daphinia.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Sinh_sản_vô_tính http://www.britannica.com/EBchecked/topic/498542/r... http://books.google.com/books?id=F7CWXuYZFq8C&pg=P... http://books.google.com/books?id=UUorj_O2dcsC&pg=P... http://books.google.com/books?id=_KJdaiLKAogC&pg=P... http://www.ingentaconnect.com/content/ap/jt/1995/0... http://www.regina.com/bookmarks/boa-constrictor-pr... http://www.sciencedaily.com/releases/2008/10/08101... http://www.washingtonpost.com/wp-dyn/content/artic... http://www.tulane.edu/~wiser/protozoology/notes/in... //www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/16950097